Mục lục

Thủ môn là gì? Những điều luật bóng đá dành cho thủ môn?

Thủ môn là vị trí đặc biệt trên sân khi là người duy nhất có thể sử dụng tay chơi bóng. Tuy nhiên ngoài lợi thế đó thì thủ môn còn bị áp đặt rất nhiều những điều luật khác nhau mà nếu không nắm rõ có thể khiến cho đội bóng rơi vào thế bất lợi. Vậy những điều luật bóng đá dành cho thủ môn cụ thể gồm những gì? Cùng đi nhà cái uy tín tìm hiểu ngay nhé.

Thủ môn là gì?

Trước khi đến với luật bóng đá dành cho thủ môn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cầu thủ đặc biệt này. Thủ môn hay tên tiếng Anh là Goalkeeper là cầu thủ đứng cuối cùng giữa hàng hậu vệ và phía trước khung thành. Vai trò của thủ môn đó là ngăn cản đối phương ghi bàn và bảo vệ khung thành của đội nhà.

Thủ môn cũng là vị trí duy nhất trên sân thi đấu có thể sử dụng tay hay bất kỳ bộ phận nào để chơi bóng trong khu vực 16m50 của đội mình. Tuy nhiên khi đứng ngoài khu vực 16m50, các thủ môn bắt buộc sẽ phải tuân theo luật lệ giống như những cầu thủ khác.

Thông thường thủ môn không bắt buộc phải luôn ở trong khu vực vòng cấm địa mà có thể chơi tại bất kỳ vị trí nào trên sân. Họ có thể đóng vai trò như một hậu vệ tăng cường hàng phòng ngự hoặc có thể lên tham gia tấn công ghi bàn thắng trong một số tình huống. Tuy nhiên điều này khá mạo hiểm và thường sẽ chỉ được thực hiện vào cuối trận khi mà đội bóng đang cần bàn thắng.

Thủ môn là gì?

Thủ môn là gì?

Luật bóng đá dành cho thủ môn

Dưới đây sẽ là những điều luật bóng đá dành cho thủ môn chi tiết mà bạn cần biết:

Luật về vị trí thi đấu

  • Thủ môn là cầu thủ duy nhất trong đội bóng được phép sử dụng tay để chơi bóng trong phạm vi 16m50. Nếu thủ môn vi phạm và sử dụng tay để chạm bóng bên ngoài khu vực này, đối phương sẽ được hưởng một quả phạt trực tiếp tại vị trí phạm luật.
  • Theo quy định khu vực 5m trước cầu môn thì thủ môn sẽ được phép ưu tiên trong các tình huống tranh chấp bóng.
  • Bên ngoài khu vực 16m50 thủ môn sẽ được phép hoạt động giống như những cầu thủ khác như ghi bàn, đá phạt, phạt góc…hoặc bất kỳ hành động được cho phép khác.
Luật về vị trí của thủ môn

Luật về vị trí của thủ môn

>>Xem thêm: Hiệp phụ bóng đá là gì? Luật hiệp phụ bóng đá mới nhất

Luật về di chuyển và cầm bóng

  • Thủ môn có thể tự do di chuyển trên sân đồng thời có thể thực hiện bất cứ hành động gì trong vòng 6 giây tính từ thời điểm giữ bóng trên tay.
  • Thủ môn có thể phát bóng lên từ khung thành bằng chân hoặc tay. Tuy nhiên nếu như thủ môn ném bóng lên bằng tay và bóng chạm đồng đội trước khi đi hết đường biên ngang hoặc dọc thì đối phương sẽ được hưởng một quả phạt.

Luật về tiếp bóng, xử lý bóng

  • Thủ môn chỉ được phép sử dụng tay để tiếp bóng trong vòng cấm nếu như đồng đội chuyền về bằng đầu, ngực hay trong tư thế bị động. Nếu thủ môn sử dụng tay tiếp bóng khi đồng đội chuyền về bằng chân thì đối phương sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp.
  • Thủ môn chỉ được phép giữ bóng trên tay tối đa là 6 giây. Nếu như giữ bóng quá thời gian này, đối phương cũng sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp.
  • Đối với những tình huống bóng chết (bóng đi hết đường biên ngang hoặc bị đối phương phạm lỗi trong khu vực vòng cấm) thủ môn sẽ không được dùng tay mà phải dùng chân để phát bóng lên.
Luật về tiếp bóng, xử lý bóng

Luật về tiếp bóng, xử lý bóng

>>Xem thêm: Tìm hiểu luật công bằng tài chính bóng đá là gì? Có ý nghĩa ra sao?

Luật về trang phục thi đấu

  • Thủ môn sẽ phải mặc quần áo thi đấu có màu sắc hoàn toàn khác biệt so với các cầu thủ khác trên sân và trọng tài. Thông thường các thủ môn sẽ mặc trang phục có màu nổi bật như màu xanh lá cây, màu đen, màu cam, màu bạc, màu vàng, màu cam…
  • Các thủ môn sẽ đều đeo găng tay dành riêng cho thủ môn nhằm tăng độ bám dính và giúp tránh chấn thương trong quá trình bắt bóng. Mặc dù không bắt buộc việc đeo găng tay trong khi thi đấu tuy nhiên với khả năng tăng ma sát khi bắt bóng thì hầu hết các thủ môn đều sẽ sử dụng trang bị này. Ngoài ra trong loạt sút luân lưu thủ môn cũng có thể không cần đeo găng tay.
  • Áo thi đấu của thủ môn phải có ống tay, ngoài ra thủ môn cũng có thể mặc quần dài trong khi thi đấu. Trường hợp thủ môn được thay ra bởi thủ môn dự bị thì cầu thủ này cũng cần phải mặc áo có màu sắc giống với thủ môn được thay ra.
  • Thủ môn không được phép để lộ áo lót bên trong chứa các biểu ngữ hoặc quảng cáo khi ban tổ chức chưa đồng ý. Trường hợp thủ môn cố tình kéo áo, cởi áo nhằm để lộ quảng cáo, biểu ngữ bên trong áo lót sẽ bị phạt.
Luật bóng đá dành cho thủ môn về trang phục thi đấu

Luật bóng đá dành cho thủ môn về trang phục thi đấu

Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã nắm được chi tiết những điều luật bóng đá dành cho thủ môn. Hy vọng rằng thông tin hữu ích giúp bạn thêm yêu thích bộ môn thể thao vua này. Đừng quên truy cập trang web https://nhacaiuytin.ws/ để có thêm nhiều những thông tin thể thao hữu ích khác nhé. Chúc các bạn vui vẻ.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận